Tuyển dụng không còn khó vì đã có LinkedIn

Với gần 700 triệu thành viên ở hơn 200 quốc gia trên thế giới, LinkedIn là mạng xã hội nghề nghiệp dành cho người đi làm lớn nhất hiện nay. Đặc biệt trong giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, LinkedIn càng khẳng định vị thế trên hành trình chuyển đổi số của thị trường tuyển dụng.

LinkedIn có gần 700 triệu thành viên ở hơn 200 quốc gia trên thế giới

LinkedIn hiện đang cung cấp song song 2 gói tuyển dụng: miễn phí và có trả phí. Tùy thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp, HR có thể cân nhắc lựa chọn phù hợp để giành về cho mình lợi thế trên thị trường lao động đang cạnh tranh vô cùng khốc liệt.

Tuyển dụng miễn phí trên LinkedIn

Đối với những doanh nghiệp lớn, có hàng ngàn nhân viên và hàng triệu khách hàng tại Việt Nam và trên thế giới, LinkedIn có thể là chọn lựa hàng đầu với nguồn ứng viên dồi dào và chất lượng, cùng vô vàn các tính năng mang lại hiệu quả thực sự.

Còn nếu bạn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có ngân sách tuyển dụng nhiều thì cũng không cần quá lo lắng. Bạn vẫn có thể mang về cho mình những ứng viên tiềm năng với gói tuyển dụng miễn phí từ LinkedIn. Tuy nhiên, điều đó còn tùy thuộc vào cách mà bạn tận dụng các tiện ích này như thế nào nữa.

Do đó, hãy tham khảo những bước sau đây để biến kế hoạch tuyển dụng miễn phí trên LinkedIn trở nên có giá trị.

1. Tạo ấn tượng với trang tuyển dụng chuyên nghiệp

Bà Leona Watson - người sáng lập Cheeky Food Group (tập đoàn về thực phẩm nổi tiếng tại Úc và New Zealand) và ông David Bitton - người thành lập Bitton Café (quán cà phê nổi tiếng tại thành phố Alexandria ở Ai Cập), đã từng chia sẻ: “Chỉ 5% nỗ lực gia tăng cũng làm nên 90% kết quả bài thuyết trình của bạn. Người ta vẫn thường “ăn bằng mắt” trước mà.”

Dù ở bất kỳ nơi đâu, trong kinh doanh lẫn cả trong thực tế, thì ấn tượng đầu tiên cũng cực kỳ quan trọng. Con người có xu hướng coi những thông tin đầu tiên họ biết về ai đó quan trọng hơn thông tin họ tìm hiểu sau này. Chỉ cần ấn tượng đầu tiên của ứng viên về bạn không tốt, mọi nỗ lực phía sau của bạn đều có khả năng trở thành công cốc.

Do vậy, trước khi tìm kiếm những ứng viên tiềm năng trên LinkedIn, bạn cần phải xây dựng một trang thông tin công ty thật “Wow!”, có đầu tư cả nội dung lẫn hình ảnh để thu hút ánh nhìn của họ trước đã.

Ở phần mô tả công ty, lưu ý trình bày sao cho thật hấp dẫn, ngắn gọn và súc tích. Chú trọng vào các từ khóa để các ứng viên có thể tìm thấy bạn dễ dàng hơn. Hãy thể hiện bộ mặt của doanh nghiệp trong mắt ứng viên một cách chuyên nghiệp nhất.

Cũng nên nhớ rằng, xây xong trang tuyển dụng vẫn là chưa đủ. Bạn cần thường xuyên cập nhật để đảm bảo các thông tin liên hệ, vị trí kinh doanh,… của công ty luôn chính xác.

2. Chia sẻ câu chuyện thương hiệu cùng những nội dung có giá trị

Khi đã xây trang xong, HR cần “chăm sóc” nó một cách kỹ lưỡng. Việc tạo và xuất bản những nội dung hay và hữu ích có thể giúp bạn quảng bá hình ảnh nhà tuyển dụng của công ty bạn thành công. Nên kết hợp áp dụng kỹ thuật kể chuyện để mang lại những nội dung chất lượng cao hơn, tác động đến cảm xúc người đọc giúp câu chuyện của bạn càng được lan truyền. Từ đó, thu hút thêm nhiều lượt theo dõi cho trang công ty.

Dưới đây là gợi ý một số nội dung mà HR có thể cập nhật chia sẻ thường xuyên:

  • Giới thiệu những sản phẩm hay dịch vụ mới ra mắt của công ty bạn
  • Những thành tựu đáng nhớ, có thể bao gồm những thành tựu trong và ngoài công ty
  • Tin ngắn về tình hình kinh doanh
  • Sự kiện nổi bật mà công ty bạn đứng ra tổ chức hoặc trực tiếp tham gia

3. Đăng thông tin tuyển dụng lên trang tài khoản công ty

Một nghiên cứu của LinkedIn đã chỉ ra rằng, 58% những người theo dõi trang tài khoản công ty bạn có mong muốn làm việc tại công ty (số còn lại là nhân viên hiện tại, cựu nhân viên, và khác, bao gồm những người yêu thích sản phẩm, dịch vụ của công ty). Do vậy, hình thức này sẽ vô cùng hiệu quả nếu trang công ty trên LinkedIn của bạn thu hút được một lượng lớn người theo dõi.

Chỉ cần đăng tải thông tin tuyển dụng dưới dạng một bài đăng thông thường trên trang, chúng sẽ trực tiếp hiển thị lên newsfeed của người theo dõi. Bằng cách đó, những ứng viên tiềm năng hoàn toàn có thể tương tác và ứng tuyển khi đọc được những mẩu tin này.

4. Tìm kiếm theo từ khóa: Tiếp cận các ứng viên bị động

Ứng viên bị động là những người đang cân nhắc việc thay đổi môi trường làm việc nhưng không sẵn sàng đi tìm chúng. Theo thống kê của LinkedIn, số này chiếm đến hơn 70% nguồn nhân lực trên toàn thế giới (Hiring Statistics, 2015). Với LinkedIn, bạn hoàn toàn có thể liên hệ với họ bằng chức năng tìm kiếm.

Không như các mạng xã hội khác, tại LinkedIn, người ta kết nối với nhau và chia sẻ thông tin nghề nghiệp cũng như kinh nghiệm của nhau. Tất nhiên, bạn sẽ phải mất phí nếu như muốn dùng hết tính năng tuyệt vời của LinkedIn. Nhưng phần miễn phí cũng đủ để bạn tìm được và tiếp cận những ứng viên tiềm năng rồi.

Thông qua các từ khóa về địa điểm, kinh nghiệm, kỹ năng làm việc, chức vụ hay công ty hiện thời, chức năng này sẽ giúp bạn tìm ra và kết nối với những ứng viên phù hợp nhất.

Khi đã tìm được ứng viên mong muốn, hãy kiểm tra xem giữa bạn và tài khoản của họ có mối liên kết chung nào hay không. Nếu có, hãy nhờ người đó giới thiệu bạn và bắt đầu tiếp cận ứng viên ngay thôi nào!

5. Tận dụng các nhóm trên LinkedIn

Các nhóm trên LinkedIn là nơi hội tụ những chuyên gia cùng ngành nghề, được tạo ra để các thành viên chia sẻ kinh nghiệm, các thông tin hữu ích, kết nối các mối quan hệ kinh doanh hoặc tìm kiếm cơ hội việc làm mới. Bằng cách tham gia những nhóm này và đăng bài tuyển dụng của ngành nghề liên quan, bạn có thể tăng khả năng hiển thị của công ty.

Ngoài các thông tin tuyển dụng, bạn cũng nên thường xuyên đóng góp những bài chia sẻ hữu ích trên nhóm. Nếu các thành viên có phản ứng tích cực với bài đăng của bạn, bạn có thể mời họ kết nối, theo dõi trang công ty của mình.

Anphabe là đối tác chính thức của Linkedin tại thị trường Việt Nam

Related Posts

© Copyright 2022 Anphabe. All Rights Reserved.