5 xu hướng tác động đến kinh doanh, tài nguyên công nghệ và chiến lược phát triển trong 2022

2021 là năm đầy thách thức, buộc các doanh nghiệp phảI thích nghi với nhiều thay đổi. Năm 2022 chắc chắn sẽ có nhiều biến động, nhưng chúng ta có thể học được kinh nghiệm trước đây và dự đoán những thay đổi sắp tới.

Bài viết dưới đây sẽ phân tích năm xu hướng trọng yếu và những gợi ý để doanh nghiệp thích nghi với thay đổi.

5 xu hướng trọng yếu và những gợi ý để doanh nghiệp thích nghi với thay đổi ngành tuyển dụng

Xu hướng: Quy tắc mới

Dự đoán: Đánh giá tài nguyên công nghệ trên cơ sở tuân thủ quy tắc mới.

Ở mọi quốc gia, các cơ quan quản lý đều đang tăng cường chính sách bảo vệ thông tin và quyền riêng tư người dùng. Việc này sẽ nhanh chóng tác động trên quy mô lớn đến các công nghệ tiếp cận thị trường của doanh nghiệp.

Đây là lúc để các doanh nghiệp đánh giá tài nguyên công nghệ của mình theo quy định mới cũng như đang hiện hành về bảo vệ dữ liệu người dùng. Hãy hợp tác với các công ty có tiêu chuẩn hàng đầu về bảo mật dữ liệu người dùng, điều này sẽ giúp bạn không gặp khó khăn khi các quy định mới xuất hiện và tác động đến các giải pháp hiện có.

Xu hướng: Sự xáo động văn hóa và tổ chức trên quy mô lớn

Dự đoán: Tình trạng thôi việc tiếp diễn; Quan hệ “đa luồng” để thành công.

Những chuyển biến về nhân sự trong năm vừa qua đã gây ra hậu quả nặng nề đối với hầu hết các ngành nghề, đặc biệt là ở bộ phận kinh doanh. Với tỷ lệ nghỉ việc cao nhất từ trước đến nay, nếu chỉ dựa vào mối quan hệ duy nhất với bên khách hàng để chốt hợp đồng thì bộ phận kinh doanh sẽ rất bấp bênh.

Cách tốt nhất để thích nghi là xây dựng mối quan hệ với nhiều cá nhân có tầm ảnh hưởng của một khách hàng. Như vậy, doanh nghiệp không chỉ tránh được nỗi lo thất bại trong việc chốt đơn mà còn có thể mở rộng mối quan hệ của mình cùng với nhiều lợi ích khác.

Xu hướng: Cuộc đua giữ chân nhân tài

Dự đoán: Đối mặt với tỷ lệ thôi việc đáng kể, lãnh đạo bộ phận kinh doanh cần xem lại chiến lược giữ nhân viên.

Sự xáo động văn hóa và tổ chức hậu giãn cách không chỉ tác động đến khách hàng mà còn đến các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/dịch vụ, với tỷ lệ nhảy việc được ghi nhận trên LinkedIn tăng 39% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, các lãnh đạo bộ phận kinh doanh cần phải ưu tiên việc giữ chân nhân tài.

Trong năm tới, các lãnh đạo phải chủ động gắn kết, hỗ trợ và thử thách nhân viên theo hướng tích cực. Điều này đòi hỏi lãnh đạo cần có chiến lược đào tạo và phát triển mới, cũng như linh động hơn về cơ hội phát triển nghề nghiệp của nhân viên, đồng thời học hỏi kinh nghiệm từ những lần nghỉ việc của nhân viên trước đây. Nếu không, họ sẽ phải tiếp tục đối mặt với tỉ lệ thôi việc đáng kể.

cuộc đua giữ chân nhân tài

Xu hướng: Kỳ vọng của khách hàng cao kỷ lục

Dự đoán: Các buổi họp trực tiếp sẽ xuất hiện trở lại, tiêu chuẩn dành cho doanh nghiệp cao hơn bao giờ hết.

Mô hình làm việc kết hợp trực tuyến và trực tiếp lên ngôi, các công ty đang dần cho nhân viên quay lại công sở và có một vài buổi họp trực tiếp. Tuy nhiên, việc gặp mặt trực tiếp không còn như trước đây.

So với trước năm 2020, bộ phận kinh doanh gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận với những lãnh đạo có tầm ảnh hưởng kể cả khi khách hàng đã quay lại văn phòng. Đại dịch cũng tạo ra xu hướng các công ty tự tìm kiếm thông tin về sản phẩm/dịch vụ trước khi tiếp cận đại diện bán hàng. Từ đó, câu hỏi đặt ra là: thông tin sản phẩm/dịch vụ có dễ tiếp cận không? Việc trao đổi trực tiếp với nhà cung cấp sẽ đem lại giá trị chiến lược gì?

Vì vậy, trong năm 2022, khách hàng sẽ ưu tiên thời gian gặp trực tiếp cho những đại diện bán hàng nào được xem là đối tác thật sự. Với tiêu chuẩn ngày càng cao, nhân viên kinh doanh phải linh động theo từng khách hàng, tập trung giải quyết được những yêu cầu ưu tiên và tạo thêm giá trị cho họ.

Kỳ vọng của khách hàng cao kỷ lục

Xu hướng: Đột phá xu thế bán hàng trên môi trường ảo

Dự đoán: Dữ liệu về ý định mua hàng là trọng tâm của chiến lược kinh doanh.

Tương tự với tương tác trực tiếp, khách hàng cũng đang dần kén chọn hơn trong việc phản hồi và kết nối trực tuyến, với tỷ lệ phản hồi từ khách hàng giảm 30% so với trước mùa dịch.

Vì vậy, doanh nghiệp cần tận dụng dữ liệu về ý định của khách hàng để hiểu rõ nhu cầu, thách thức, chủ đề, sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ quan tâm…, từ đó đặt ra mục tiêu tiếp cận cụ thể hơn. Ngoài ra, việc khai thác các chủ đề, sản phẩm hoặc dịch vụ mà người mua quan tâm; tìm hiểu vị trí của doanh nghiệp trong quá trình mua hàng cũng rất quan trọng. Trong năm 2022, chiến lược tiếp cận hiệu quả không còn chỉ dựa vào ngành nghề, vị trí hoặc chức danh của người mua, mà còn dựa vào việc họ muốn tìm hiểu gì và làm gì. Với công cụ phù hợp, doanh nghiệp có thể tận dụng những tín hiệu cho thấy người mua đang trong trạng thái dễ tiếp cận nhất và hành động kịp thời.

Bài viết khác

© Copyright 2022 Anphabe. All Rights Reserved.